Giám định thương mại

anhlap 18/07/2017

THÔNG TIN

Căn cứ Điều 254, 255, 256 Luật Thương mại năm 2005, Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Nội dung giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

1. Giám định hàng hải

 – Giám định tổn thất máy móc và thân tàu.
 – Giám định trước khi mua tàu.
 – Giám định thuê / trả tàu.
 – Giám định trước khi xếp hàng.
 – Giám định mớn nước.
 – Giám định P&I.
 – Giám định tình trạng trước khi vào hội P&I.
 – Điều tra va chạm và tổn thất tài sản.
 – Giám định tổn thất do công nhân bốc xếp.

2. Giám định máy móc thiết bị công nghiệp

 – Giám định tình trạng máy móc thiết bị – Dây chuyền sản xuất.
 – Giám định chất lượng.
 – Giám định công suất thử tải.
 – Giám định xuất xứ thiết bị.
 – Giám sát lắp đặt.
 – Giám định chạy thử – Nghiệm thu.

3. Giám định hàng hoá

 – Giám định hàng hoá bị tổn thất.
 – Kiểm đếm và giám định tình trạng.
 – Kiểm tra container.
 – Kiểm tra số lượng và tình trạng hàng hoá trong quá trình đóng và rút hàng.
 – Kiểm tra tình trạng hàng trước khi xếp hàng.
 – Niêm phong và mở niêm phong hàng rời.
 – Dịch vụ lấy mẫu và phân tích mẫu.
 – Giám định tình trạng phương tiện vận tải và xe cơ giới.
 – Giám định tình trạng máy móc thiết bị.

4. Giám định kỹ thuật

 – Giám định, kiểm định chất lượng công trình xây dựng, nhà xưởng kho tàng.
 – Đánh giá rủi ro và đề phòng biện pháp hạn chế rủi ro.
 – Giám định tổn thất và phân bổ tổn thất.

5. Giám định dự án

 – Tư vấn thiết kế lắp đặt thiết bị.  
 – Kiểm tra sự phù hợp của công trình, dự án
 – Giám định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt.
 – Giám sát thi công – Lắp đặt – Chạy thử – Bàn giao.  
 – Đánh giá tác động môi trường.
 – Kiểm toán công trình/dự án.

6. Giám định hàng lỏng

 – Giám sát quá trình giao nhận hàng lỏng.
 – Giám định lượng dầu còn lại trên tàu.
 – Giám định trước khi lấy hàng.
 – Giám định tình trạng két chứa.
 – Điều tra tổn thất dầu.

(www.tvivalue.com)

 

 

 

Chia sẻ bài viết NGAY!

  • Quảng cáo

  • Bài viết mới

  • Top